Quảng cáo

Nữ hoàng billiards Sruong Pheavy: Từ cô gái nghèo thất học đến niềm tự hào Campuchia

Thứ ba, 02/05/2023 18:15 PM (GMT+7)

Bất chấp những khó khăn trong cuộc sống, tài năng thiên phú với billiards đã giúp Sroung Pheavy đổi đời, đạt được nhiều thành công, từng là top 2 cơ thủ trên thế giới.

Có một cuộc sống cơ cực ngay từ khi còn bé, phải nghỉ học sớm để giúp đỡ gia đình, rời khỏi quê hương để chấp nhận lấy chồng Hàn Quốc lớn hơn đến 28 tuổi. Bất chấp những khó khăn trong cuộc sống, tài năng thiên phú với billiards đã giúp Sroung Pheavy đổi đời, đạt được nhiều thành công, từng là top 2 cơ thủ trên thế giới. Giờ đây, khi mà Ngày hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á đến với quê hương của mình, cô chính là niềm tự hào và hy vọng mang đến nhiều huy chương vàng cho Campuchia...

Quá khứ khổ cực 

Sruong Pheavy sinh năm 1990 tại một khu ổ chuột ở tỉnh Kampong Speu, Campuchia. Cha cô là người lao động nông thôn và mẹ là một công nhân nhà máy. Tuy vậy, sự hạnh phúc đã không tìm đến gia đình cô vì ngay khi còn nhỏ, cha mẹ Sruong ly dị. Người cha đã bỏ đi để lại mẹ phải chăm sóc và gánh vác toàn gia đình. Mẹ Sruong sau đó làm nghề buôn bán rau củ để trang trải cuộc sống, tuy vậy đã không thể một mình gồng gánh để chăm lo cho gia đình, điều này đã khiến Sruong Pheavy phải bỏ học sớm để giúp đỡ mẹ mình.

screen-shot-2023-05-02-at-150521-1683018675.png
Sruong Pheavy khi còn bé và gia đình cô

Bước ngoặt của cuộc đời nhờ hôn nhân

Cuộc sống cơ cực cứ thế tiếp diễn đến khi nữ cơ thủ tròn 19 tuổi vào năm 2009, Sruong đã có một quyết định táo bạo và là bước ngoặt của cuộc đời, cô sẽ rời xa quê hương mình để làm dâu ở Hàn Quốc thông qua môi giới.

Sruong Pheavy cưới chồng hơn đến 28 tuổi. Đó là ông Kim Man Sik. Ban đầu, cô chỉ giúp chồng làm công việc dọn dẹp, nội trợ trong nhà. Thế nhưng cơ duyên đã đến vào một ngày cô cùng chồng vào phòng chơi billiard, nơi lần đầu tiên trong đời Sruong cầm vào một cây cơ và chơi thử. Bạn bè của chồng cô sửng sốt khi thấy những đường cơ Sruong đánh, dù đây mới là lần đầu cô biết đến bộ môn này. Chính tại thời điểm đó, nữ cơ thủ đã tìm thấy thứ gì đó mà vừa yêu thích vừa có thể làm tốt.

Nhận thấy tài năng thiên phú và cơ hội phát triển rộng mở với billards của vợ mình, ông Kim Man Sik đã bất ngờ đề nghị cô luyện tập billiards, còn ông sẽ thay vợ làm những công việc nội trợ trong nhà. Với sự ủng hộ của chồng, cô bắt đầu luyện tập hơn 12 giờ mỗi ngày. 

screen-shot-2023-05-02-at-150515-1683018675.png
 

“Nữ hoàng Billiards”

Qua quá trình luyện tập khổ cực và tài năng thiên bẩm của mình, nữ cơ thủ người Campuchia đã đạt được vô số những thành tích nổi bật với 2 lần trở thành nhà vô địch của Giải Vô địch Cơ thủ châu Á trong nhà vào các năm 2016 và 2018. 

Với những tiếng tăm và thành công của mình, để giúp Sruong có cơ hội tham gia Giải vô địch thế giới, con trai của Thủ tướng Campuchia Hun Sen đọc kêu gọi các tổ chức tài trợ 8.900 USD để thành lập Liên đoàn billiards Campuchia (trước đó Campuchia không có liên đoàn chính thức, vì thế Sruong không thể đại diện quốc gia tham dự các giải lớn).

Không phụ lòng niềm tin của những người ủng hộ, tháng 9/2018, cô khiến đất nước tự hào khi giành vị trí thứ ba tại Giải vô địch thế giới tổ chức ở Thổ Nhĩ Kỳ. Từ đó đến nay, Sruong Pheavy thăng tiến liên tục. 

Đến nay, cô có hơn 20 danh hiệu trong sự nghiệp cùng vị trí thứ hai thế giới carom 3 băng. Với thành tựu đồ sộ như vậy, Sruong được đặt biệt danh là “Nữ hoàng Billiards”.

screen-shot-2023-05-02-at-150508-1683018675.png
Sruong Pheavy đã giành vô số danh hiệu trong sự nghiệp của mình

Những đóng góp và niềm hy vọng vàng của Campuchia

Tài năng, nghị lực đã giúp cô vượt qua khó khăn, bước chân lên đỉnh cao của sự nghiệp, trở thành niềm tự hào của Campuchia. Pheavy đã có nhiều những đóng góp mang lại những thay đổi tích cực cho quê hương. 

Cô đã quyên góp nhiều cho các em nhỏ mồ côi và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cung cấp cho họ các nhu yếu phẩm. Sruong Pheavy cũng mua rất nhiều đất tại quê hương của mình, phần lớn đều phục vụ dự án xây trường học, giúp trẻ em nghèo được tiếp cận với giáo dục. Cô mong muốn những đứa trẻ sau này sẽ không phải thất học sớm như mình. 

screen-shot-2023-05-02-at-150521-1683018675.png
Sruong Pheavy rất tích cực làm công tác thiện nguyện tại quê nhà

Ở kỳ SEA Games đặc biệt diễn ra tại quê hương, nữ cơ thủ sẽ tham gia thi đấu 2 nội dung Carom 1 băng và Carom 3 băng, và tất nhiên với tên tuổi của mình cô sẽ mang trên mình trọng trách lớn mang về nhiều HCV, vinh quang cho đất nước. 

Quảng cáo
Tin liên quan
Bảng tổng sắp
huy chương SEA Games 32
TT Quốc gia Vàng Bạc Đồng Tổng
1 Việt Nam Việt Nam 136 105 114 355
2 Thái Lan Thái Lan 108 96 108 312
3 Indonesia Indonesia 86 81 109 276
4 Campuchia Campuchia 81 74 126 281
5 Philippines Philippines 58 86 116 260
6 Singapore Singapore 51 42 64 157
7 Malaysia Malaysia 34 45 97 176
8 Myanmar Myanmar 21 25 68 114
9 Lào Lào 6 22 60 88
10 Brunei Brunei 2 1 6 9
11 Đông Timor Đông Timor 0 0 8 8